Câu điều kiện trong tiếng Anh – Phân loại, cấu trúc và lưu ý đầy đủ nhất
Câu điều kiện (conditional sentence) hay còn gọi là “mệnh đề if” là cấu trúc ngữ pháp quan trọng cần nắm vững. Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì? Bạn đã hiểu định nghĩa và cấu trúc của từng loại câu điều kiện trong tiếng Anh chưa? Hãy cùng Tiếng Anh Nghe Nói phá đảo điểm ngữ pháp này qua bài học dưới đây.
Định nghĩa và cấu trúc của câu điều kiện trong tiếng Anh
Định nghĩa: Câu Điều kiện (Conditional Sentence) là dạng câu dùng để diễn tả hay giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi đi kèm với điều kiện cụ thể.
Cấu trúc câu điều kiện bao gồm hai mệnh đề:
- Một mệnh đề điều kiện hay còn được gọi là “if clause” – “mệnh đề if”, mệnh đề này bắt đầu bằng ‘If’ – “Nếu” diễn tả giả thiết về một điều xảy ra hoặc không xảy ra.
- Mệnh đề kết quả hay còn gọi là “main clause” – “mệnh đề chính”, mệnh đề này diễn tả kết quả khi điều kiện xảy ra.
Thông thường trong cấu trúc if, mệnh đề chứa if sẽ đứng trước mệnh đề chính và sẽ cần có dấu phẩy làm nhiệm vụ ngăn cách hai mệnh đề với nhau. Tuy nhiên, ta cũng có thể đảo vị trí hai mệnh đề trên với nhau bằng cách cho mệnh đề bắt đầu bằng ‘if’ ra phía sau. Lúc này, giữa 2 mệnh đề không có dấu phẩy.
Ví dụ: If I have time tonight, I will finish reading my book. (Nếu tôi có thời gian tối nay, tôi sẽ đọc hết cuốn sách của tôi)
Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh
Câu điều kiện được chia thành các loại tương ứng tại thời điểm mà điều kiện xảy ra, cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại câu điều kiện trong tiếng Anh nhé.

Câu điều kiện trong tiếng Anh
Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional)
Định nghĩa: Câu điều kiện loại 0 là dạng câu dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên, chân lý về thế giới, xã hội, tự nhiên,… mang tính khoa học hoặc diễn tả thói quen thường gặp của một cá nhân nào đó.
Cấu trúc if loại 0:
If clause – Mệnh đề if |
Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ V(-s/es) +… (Hiện tại đơn) |
S+ V(-s/es) +… (Hiện tại đơn) |
Ví dụ: If it rains, the streets become wet. (Nếu trời mưa, đường phố sẽ ướt.)

Cấu trúc if loại 0
Một số lưu ý đối với câu điều kiện loại 0
– Ngoài mục đích diễn tả một chân lý câu điều kiện loại 0 được sử dụng khi muốn đưa ra một lời đề nghị hay chỉ dẫn nào đó.
Ví dụ:
- Lời đề nghị: If you like spicy food, try the chicken curry. (Nếu bạn thích đồ ăn cay, hãy thử món cà ri gà này.)
- Lời chỉ dẫn: If you use the microwave, please make sure you cover your food. (Nếu bạn dùng lò vi sóng, vui lòng đảm bảo che kín thức ăn.)
– Có thể thay thế “if” bằng “when” trong câu điều kiện loại 0 mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của câu.
Ví dụ: If you heat ice, it melts. (Nếu bạn làm nóng đá, nó tan chảy) = When you heat ice, it melts (Khi bạn làm nóng đá, nó tan chảy)
Như vậy, ở ví dụ trên khi ta thay thế When trong cấu trúc câu điều kiện loại 0 thì ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi.
Câu điều kiện loại 1
Định nghĩa: Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả sự việc hay tình huống có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và dẫn đến kết quả trong tương lai.
Cấu trúc if loại 1:
If clause – Mệnh đề if |
Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ V(-s/es) +… (Hiện tại đơn) |
S+ will + V(bare) +… (Tương lai đơn) |
Ví dụ: If we leave early, we will avoid the traffic. (Nếu chúng ta ra về sớm, chúng ta sẽ tránh được đường tắc nghẽn.)

Cấu trúc if loại 1
Một số lưu ý với câu điều kiện loại 1:
– Trong câu điều kiện loại 1, trong trường hợp muốn thể hiện mức độ chắc chắn hoặc đưa ra lời đề nghị cho một kết quả cụ thể nào đó, ta có thể sử dụng các động từ khiếm khuyết (can, could, may, might, will, would, must, shall, should, ought to) ở vế mệnh đề chính thay vì chia thì tương lai.
Ví dụ: If he calls you, you should pick up the phone. (Nếu anh ấy gọi bạn, bạn nên bắt máy.)
Câu điều kiện loại 2
Định nghĩa: Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả một tình huống không có thật hay không diễn ra và giả định kết quả trong trường hợp điều kiện này diễn ra trên thực tế.
Cấu trúc if loại 2:
If clause – Mệnh đề if |
Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ V2/Ved +… (Quá khứ đơn) |
S+ would/could/… + V(bare) +… (IF 1 lùi thì: “will” biến thành “would” (hoặc “could”/…) – phần còn lại trong cấu trúc giữ nguyên) |
Ví dụ: If he spoke English fluently, he would get a better job. (Nếu anh ấy nói tiếng Anh lưu loát, anh ấy sẽ có được một công việc tốt hơn.)

Cấu trúc if loại 2
Một số lưu ý câu điều kiện loại 2:
– Trong mệnh đề If loại 2, dù chủ ngữ ở ngôi nào thì to be luôn chia là were hoặc weren’t.
– Trong câu điều kiện loại 2, cần chú ý ngữ cảnh nên sử dụng “could/couldn’t” hay “would/wouldn’t” trong mệnh đề chính:
+ “could/couldn’t” nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.
+ ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại.
– Trong một số trường hợp, mệnh đề if loại 2 dùng để đưa ra một lời khuyên, ở dạng: “If I were you” (“Nếu tôi là bạn thì tôi…”). Trong trường hợp này, mệnh đề if là mệnh đề giả định một điều trái với thực tế: “Nếu tôi là bạn” (thực tế tôi không phải là bạn). Còn mệnh đề chính “tôi sẽ/sẽ không…” là một lời khuyên dành dành cho một ai đó mà ở hiện tại người nhận lời khuyên vẫn chưa làm điều đó.
Ví dụ: If I were you, I would take part in this competition. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tham gia cuộc thi này.)
Câu điều kiện loại 3
Định nghĩa: Câu điều kiện loại 3 dùng để diễn tả những sự việc, tình huống không xảy ra trong quá khứ và xác định kết quả nếu nó đã xảy ra. Dạng câu điều kiện này thường sử dụng để diễn tả sự tiếc nuối hay lời trách móc khi ai đó (thực hiện hoặc không thực hiện) một hành động nào đó.
Cấu trúc if loại 3:
If clause – Mệnh đề if |
Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ had + V3/Ved + … (Quá khứ hoàn thành) |
S+ would/could/… + have + V3/Ved + … IF 2 lùi thì: (Sau ‘would’ (hoặc ‘could’/…) thêm ‘have’ +V3/Ved) |
Ví dụ: If they had arrived on time, they would have seen the movie. (Nếu họ đến đúng giờ, họ đã xem được bộ phim.)

Cấu trúc if loại 3
Lưu ý câu điều kiện loại 3:
– Trong câu điều kiện loại 3, cần chú ý ngữ cảnh nên sử dụng “could/couldn’t” hay “would/wouldn’t” trong mệnh đề chính:
+ “could/couldn’t” nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.
+ ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại.
Câu điều kiện hỗn hợp
Ngoài 4 loại câu điều kiện cơ bản của cấu trúc ngữ pháp if, một số trường hợp đặc biệt ta phải sử dụng câu điều kiện hỗn hợp. Có 2 loại câu điều kiện hỗn hợp sau đây:

Cấu trúc if hỗn hợp
Câu điều kiện hỗn hợp theo cấu trúc: Mệnh đề If 3 + Mệnh đề Main 2
Câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2 đưa ra một giả thiết về một tình huống và kết quả của tình huống đó không có thật trong quá khứ.
Ví dụ: Last night, if our son had gone to bed early, he wouldn’t feel tired now. (Đêm qua, nếu con trai chúng tôi đã đi ngủ sớm, bây giờ nó không mệt.)
Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp if 3- main 2:
If clause – Mệnh đề if |
Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ had + V3/Ved + …
(Quá khứ hoàn thành) |
S+ would/could/… + V(bare) +… (IF 1 lùi thì: : “will” biến thành “would” (hoặc “could”/…) – phần còn lại trong cấu trúc giữ nguyên) |
Lưu ý:
– Trong câu điều kiện loại 2, cần chú ý ngữ cảnh nên sử dụng “could/couldn’t” hay “would/wouldn’t” trong mệnh đề chính:
+ “could/couldn’t” nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.
+ ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại.
- Câu điều kiện hỗn hợp: Mệnh đề If 2 – Mệnh đề Main 3
Định nghĩa: Câu điều kiện hỗn hợp If 2 – main 3 đưa ra một giả thiết về những tình huống không có thật dù ở quá khứ hay cả hiện tại đi kèm một kết quả không có thật trong quá khứ.
Ví dụ: If I were taller, I could have helped you paint the walls yesterday. (Nếu tôi cao hơn, tôi đã có thể giúp bạn sơn tường vào hôm qua)
Phân tích: Thực tế là dù ở hiện tại hay quá khứ (“hôm qua”) tôi ở đây đều không đủ cao để giúp bạn sơn tường.
Trong loại câu hỗn hợp if 2 – main 3 này, nếu ta muốn giả định về một điều trái ngược lại với không chỉ quá khứ mà cả hiện tại (và thậm chí là cả tương lai), mệnh đề if nhất định phải dùng if loại 2.
Trườn hơp khi nào ta muốn giả định những điều hiển nhiên không thể thay đổi trong quá khứ, hiện tại (thậm chí là cả tương lai) nhưng giả định này sẽ kéo theo một kết quả không có thật đi kèm trong quá khứ, ta dùng mệnh đề if loại 2 và mệnh đề chính loại 3.
Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp if 2 – main 3:
If clause – Mệnh đề if | Main clause – Mệnh đề chính |
If + S+ V2/Ved +… (Qúa khứ đơn) |
S+ would/could/… + have + V3/Ved + … IF 2 lùi thì: (Sau ‘would’ (hoặc ‘could’/…) thêm ‘have’ +V3/Ved) |
Lưu ý:
– Trong mệnh đề If, dù chủ ngữ là ngôi nào thì tobe sẽ luôn ở dạng là were hoặc weren’t.
– Trong câu điều kiện loại 2, cần chú ý ngữ cảnh nên sử dụng “could/couldn’t” hay “would/wouldn’t” trong mệnh đề chính:
+ “could/couldn’t” nhấn mạnh giả thiết về khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.
+ ‘would/wouldn’t’ chỉ diễn tả chung chung giả thiết một điều trái ngược với hiện tại.
Ví dụ: If our family had more members, we could have joined the competition last month. (Nếu gia đình chúng ta có thêm thành viên, chúng ta đã có thể tham gia cuộc thi tháng trước)
Một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng cấu trúc if trong tiếng Anh
– Có thể sử dụng “unless” thay thế cho “if… not…” ở dạng phủ định trong câu điều kiện
Ví dụ:
She will have a headache if she doesn’t stop working now.
⟶ She will have a headache unless she stops working now.
(Cô ấy sẽ bị đau đầu trừ khi cô ấy ngừng làm việc bây giờ.)
If you didn’t have to go to school, you could go to the zoo with us now.
⟶ Unless you have to go to school, you could go to the zoo with us now.
(Nếu bạn không phải đi học, bạn có thể đi sở thú với chúng tôi bây giờ.)
Yesterday, I would have come to your wedding if I hadn’t worked overtime.
⟶ Yesterday, I would have come to your wedding unless I had worked overtime.
(Hôm qua, tôi đã tới đám cưới của bạn nếu tôi không phải tăng ca.)
– Một số cụm từ có thể thay thế “If” trong cấu trúc câu điều kiện
- “suppose”/ “supposing”: giả sử là
Trong trường hợp cần đưa ra giả thiết ta có thể sử dụng “suppose”/ “supposing” thay cho “If”. “Suppose”/ “supposing” dùng cho hầu hết các loại câu điều kiện.
Ví dụ:
+ Supposing you win this competition, what will you do?
(Giả sử bạn thắng cuộc thi này, bạn sẽ làm gì?)
+ Suppose I had been there last night, I would have saved her.
(Giả sử tôi đã có mặt ở đó đêm qua, tôi chắc chắn đã giúp cô ấy.)
- “even if”: ngay cả khi/ cho dù
– Có thể thay thế “Even if” khi muốn nhấn mạnh rằng một điều kiện dù xảy ra hay không thì tình trạng/hoàn cảnh trong mệnh đề chính cũng không thay đổi. “Even if” dùng cho hầu hết các loại câu điều kiện.
Ví dụ:
+ Even if I win this lottery, I will still work hard.
(Ngay cả khi tôi trúng giải xổ số này, tôi vẫn sẽ làm việc chăm chỉ.)
+ Even if she weren’t busy now, she wouldn’t go out with you.
(Ngay cả khi cô ấy không bận bây giờ, cô ấy cũng không đi chơi với bạn đâu.)
- “as long as”/ “so long as”/ “provided (that)”/ “on condition (that)”: miễn là/ với điều kiện là
Dùng “as long as”/ “so long as”/ “provided (that)”/ “on condition (that)” thay thế cho “if” trong câu điều kiện khi cần đưa ra và nhấn mạnh vào điều kiện cần được đáp ứng để dẫn đến hoàn cảnh/tình trạng/… trong mệnh đề chính. Dùng “as long as”/ “so long as”/ “provided (that)”/ “on condition (that)” thường chỉ áp dụng trong câu điều kiện loại 0 và loại 1.
Ví dụ:
+ I will lend you my car as long as you drive it carefully.
⟶ Tôi sẽ cho bạn mượn xe hơi của tôi miễn là bạn lái nó cẩn thận.
+ Your children are allowed to enter this area so long as they keep quiet.
⟶ Các con của bạn được cho phép vào khu vực này với điều kiện là chúng giữ im lặng.
+ Your younger sister can have a cat provided (that) she takes good care of it.
⟶ Em gái của con có thể nuôi một chú mèo với điều kiện là con bé chăm sóc tốt cho nó.
+ He can stay here on condition (that) he follows the rules.
⟶ Anh ấy có thể ở đây miễn là anh ấy tuân theo các quy định.
- “without”: nếu như không có/ nếu thiếu đi/ nếu không vì
“Without” được sử dụng để giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có ai/cái gì/sự kiện gì/… Dùng “without” cho câu điều kiện loại 2 và 3 và theo sau “without” là một (cụm) danh từ.
Ví dụ:
+ Without your help, we couldn’t have passed the exam last week.
⟶ Nếu như không có sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi đã không thể vượt qua bài kiểm tra
+ You could play the piano well without your laziness.
⟶ Bạn đã có thể chơi piano giỏi nếu không vì sự lười biếng của bạn.
- Trong trường hợp muốn biểu đạt sự trách móc hay tiếc nuối về việc ai đó đã làm gì hoặc không làm gì, ta có thể sử dụng cấu trúc “wish” hoặc cấu trúc “would rather” thay thế cho “if” trong câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3.
Ví dụ:
If I had gone to that party, I could have met her. (Nếu tôi tới bữa tiệc đó, tôi đã có thể gặp cô ấy.)
=> I wish I had gone to that party. (Ước gì tôi đã tới bữa tiệc đó.)
=> I would rather I had gone to that party. (Giá như tôi đã tới bữa tiệc đó.)
Một số lưu ý về cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh
– Trong câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề chứ if nếu mệnh đề chứa if diễn ra sau khi mệnh đề chính diễn ra.
Ví dụ: If you will take me to the park at 7 a.m, I will wake you up at 6 a.m. (Nếu bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 7 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 6 giờ sáng.)
– Trong câu điều kiện loại 2, dù cho chủ ngữ ở ngôi số ít hay số nhiều luôn luôn sử dụng “were” thay cho “was”
Ví dụ: If I were you, I would never do that to her. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.)
Hy vọng qua bài viết trên Tiếng Anh Nghe Nói sẽ giúp bạn củng cố nền tảng về điểm ngữ pháp câu điều kiện trong tiếng Anh, từ đó xóa đi nỗi âu lo về việc sử dụng và thành thạo thực hành cấu trúc ngữ pháp này bạn nhé!
Và nếu bạn đang tìm kiếm khóa học tiếng Anh giao tiếp chất lượng chuyên THỰC HÀNH KỸ NĂNG NGHE – NÓI trong môi trường 100% giáo viên Anh – Úc – Mỹ – Canada thì Tiếng Anh Nghe Nói chính là sự lựa chọn hàng đầu, tham khảo ngay tại: https://tienganhnghenoi.vn/khoa-hoc/