5 cách luyện nghe Passive Listening hiệu quả nhất
Đối với những bạn mới luyện thi IELTS hoặc ít giao tiếp tiếng Anh sẽ gặp khó khăn trong việc luyện nghe. Có thể thấy, việc rèn luyện kỹ năng nghe không chỉ cần chăm chỉ mà phải có phương pháp đúng đắn. Trong đó, nghe thụ động là một trong những phương pháp mà người học có thể áp dụng. Vậy bài viết dưới đây Tiếng Anh Nghe Nói sẽ chia sẻ đến bạn cách luyện nghe Passive Listening hiệu quả được nhiều học viên áp dụng ngay sau đây nhé.
Cách luyện nghe Passive Listening
Passive listening là gì?
Passive listening là gì?
Passive Listening (còn gọi là nghe thụ động) đây là phương pháp không yêu cầu sự “tương tác” giữa người nghe với nội dung được phát. Cụ thể hơn, bạn không cần phải tập trung nghe hay phản hồi lại những gì mình được nghe cũng như có thể hiểu hoặc không hiểu những nội dung ấy.
Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần bật một đoạn clip, một câu chuyện, đoạn phim, tin tức, bài hát hoặc chương trình bất kì bằng tiếng Anh. Sau đó bạn có thể làm những công việc khác trong quá trình nghe. Nếu cách nghe này được lặp lại trong một thời gian dài và trở thành thói quen, nó sẽ tạo cho bạn cảm giác quen thuộc và phản xạ tốt hơn với tiếng Anh. Như vậy có thể thấy, nghe thụ động Passive Listening là cách luyện nghe rất đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cực kì cao cho người học.
Ưu điểm và nhược điểm khi luyện nghe thụ động Passive listening
Ưu điểm
- Giúp người học làm quen với nhịp độ, cách phát âm, nhấn trọng âm và khiến bạn dễ dàng tiếp cận tiếng Anh hơn.
- Giúp bạn củng cố được những kiến thức bạn đã từng học qua và ghi nhớ sâu hơn.
- Giảm được áp lực, sự nặng nề và tạo tâm thế thoải mái mỗi lần luyện nghe tiếng Anh.
- Do việc nghe thụ động khá đa dạng, nên bạn hoàn toàn được tự chọn những nội dung mình thích cũng như thời gian luyện tập.
- Tiết kiệm thời gian vì bạn có thể làm được nhiều việc khác nhau trong quá trình luyện nghe thụ động Passive Listening.
Nhược điểm
- Passive Listening không thực sự thích hợp với tất cả các dạng bài nghe.
- Nếu không để tâm tới nội dung đang nghe, bạn sẽ không cải thiện trong phát âm, cách hiểu ý nghĩa của từ hay các từ vựng mới. Chính vì vậy, bạn cần xem xét trình độ nghe của mình thật kỹ càng trước khi áp dụng cách luyện nghe Passive Listening để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cách luyện nghe thụ động Passive listening hiệu quả
Chọn nguồn nghe chính thống
Chọn nguồn nghe chính thống
Cách luyện nghe Passive Listening hiệu quả nhất chính là bạn nên tìm những nguồn nghe chính thống. Hiện nay, có rất nhiều nguồn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là đài CNN (giọng Anh – Mỹ), BBC (giọng Anh – Anh Bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm các kênh podcasts, kênh radio hay video Youtube của người bản ngữ để luyện tập. Ngoài ra, bạn có thể nghe Passive Listening từ nhiều nguồn nghe để luyện nghe và tham khảo các accent với nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Lựa chọn chủ đề bạn yêu thích
Bạn hãy chọn những chủ đề mà bản thân yêu thích và đặc biệt hứng thú. Nếu bạn yêu thích người nổi tiếng, người có sức ảnh thưởng thì đừng ngần ngại chọn những video của Totally Emma Watson hay video trên kênh Vogue,… Tóm lại bạn nên chọn những chủ đề, giọng nói mà bạn ao ước mình có thể diễn đạt được như vậy.
Chọn nguồn nghe phù hợp với trình độ
Việc bạn lựa chọn được nguồn nghe phù hợp với trình độ của bản thân là điều vô cùng quan trọng, nhưng rất khó để xác định đâu là nguồn nghe thực sự hợp với bản thân mỗi người. Do đó, bạn phải chắc chắn rằng mình có thể nghe khoảng 70 – 80% những gì họ nói. Cách luyện nghe Passive Listening hiệu quả là hãy bắt đầu từ những video ngắn, đơn giản và đừng ép bản thân phải nghe những video quá khó hiểu.
Video luyện nghe tiếng Anh thụ động cho người mới học:
Học từ vựng
Tập hợp hết các từ vựng liên quan về topic bạn đang chuẩn bị nghe
Trong bước này, bạn nên tự tạo cho bản thân một cuộc nghiên cứu nho nhỏ, tập hợp hết các từ vựng liên quan về topic mà bạn đang chuẩn bị nghe. Như vậy, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bài nghe. Hơn thế nữa, trong quá trình nghe bạn sẽ dễ dàng “bắt” được các từ vựng mà mình đã nghiên cứu. Chính khoảnh khắc “bắt” được những từ vựng đó giúp bạn chuyển hóa từ Passive Listening thành Active Listening hiệu quả.
Nghe lặp lại
Khi nghe lặp đi lặp lại một bài nhiều lần, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều vô cùng thú vị. Việc nghe lặp lại giúp bạn có sự ghi nhớ và phản xạ tốt hơn. Ngày đầu tiên, bạn hiểu được 60% nội dung trong video, hôm sau bạn hiểu được một đoạn kiến thức nhỏ nữa. Như vậy, cứ nghe 3 – 4 lần, chắc chắn bạn sẽ nắm được trọng tâm chủ đề và có thể học thuộc những gì bạn đã nghe. Và nên luyện nghe Passive Listening bài nghe này sau đó một vài tuần hoặc vài tháng để củng cố kiến thức cũ.
Trên đây là tổng hợp một số cách luyện nghe tiếng Anh thụ động Passive Listening thần tốc mà lại hiệu quả. Tiếng Anh Nghe Nói hy vọng bạn hiểu khả năng của mình để biết cách vận dụng những cách luyện nghe Passive Listening phù hợp với bản thân. Và đừng quên chăm chỉ luyện tập, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu của bản thân mong muốn nhé!