Cách hệ thống ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao
Ngữ pháp chính là nền móng của tất cả các ngôn ngữ. Học tốt ngữ pháp bổ trợ chắc chắn cho cả văn viết lẫn văn nói. Song đây chính là phần khó nhằn mà bất kì người học nào cũng gặp khó khăn và gây tâm lý chán nản. Bài viết sau đây, Tiếng Anh Nghe Nói sẽ cùng bạn gạt đi âu lo với các cách hệ thống ngữ pháp tiếng Anh đơn giản và đầy đủ nhất.
Sơ lược về ngữ pháp tiếng Anh
Ngữ pháp tiếng Anh là tổng hợp tất cả các cấu trúc về ngữ pháp trong tiếng Anh bao gồm cách đặt câu đúng trật tự, đúng quan hệ và đảm bảo sự hài hòa giữa các từ, yếu tố để tạo nên một câu văn hoàn chỉnh.
Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh thông dụng
Ngữ pháp tiếng Anh là bộ các quy tắc liên quan đến các thành phần ngôn ngữ như: từ vựng, cụm từ, mệnh đề, câu văn và đoạn văn chuẩn xác. Hệ thống ngữ pháp tiếng Anh bao gồm:
Các thì cơ bản trong tiếng Anh
- Thì hiện tại đơn
- Thì hiện tại tiếp diễn
- Thì hiện tại hoàn thành
- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
- Thì quá khứ đơn
- Thì quá khứ tiếp diễn
- Quá khứ hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Thì tương lai gần
- Thì tương lai đơn
- Tương lai tiếp diễn
- Tương lai hoàn thành
Các loại từ trong tiếng Anh
- Đại từ
– Đại từ nhân xưng (Personal pronouns)
– Đại từ sở hữu (Possessive pronoun)
– Đại từ quan hệ (relative pronouns)
– Đại từ nghi vấn (interrogative pronouns)
– …
- Danh từ
– Danh từ chung
– Danh từ riêng
– Danh từ ghép
– Danh từ tập hợp
– Danh từ trừu tượng
– …
- Tính từ
– Tính từ sở hữu
– Tính từ đuôi /ing/ và /ed/
– Tính từ miêu tả
– …
- Động từ
– Động từ thường
– Động từ bất quy tắc
– Động từ khuyết thiếu
– Động từ to be và trợ động từ
– Cụm động từ
– Nội động từ và ngoại động từ
– …
- Trạng từ
– Trạng từ chỉ nơi chốn
– Trạng từ chỉ mức độ
– Trạng từ chỉ thời gian
– Trạng từ chỉ cách thức
– Trạng từ chỉ tần suất
– …
- Lượng từ
– Cách dùng Few và a few
– Cách dùng Some và Any
– Cách dùng Much và Many
– Cách dùng little và a little
– …
- Giới từ
– Giới từ chỉ thời gian
– Giới từ chỉ phương hướng
– …
- Mạo từ
- Liên từ
– Liên từ phụ thuộc
– Liên từ kết hợp
– Liên từ tương quan
Ngữ pháp về cấu trúc câu trong tiếng Anh
- Cấu trúc câu so sánh
- Cấu trúc so sánh bằng
- Cấu trúc so sánh hơn
- Cấu trúc so sánh nhất
Câu điều kiện
- Câu điều kiện loại 0
- Câu điều kiện loại 1
- Câu điều kiện loại 2
- Câu điều kiện loại 3
- Câu điều kiện hỗn hợp
Câu điều ước với wish
Câu chủ động/bị động
Câu giả định
Câu mệnh lệnh
Câu trực tiếp, câu gián tiếp
- Câu trực tiếp
- Câu gián tiếp
Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
- Mệnh đề quan hệ xác định
- Mệnh đề quan hệ không xác định
- Mệnh đề quan hệ rút gọn
- Mệnh đề danh từ
Ngữ pháp về các dạng câu hỏi
- Các từ để hỏi
- Câu hỏi dùng từ để hỏi
- Câu hỏi dạng Yes/No question
- Câu hỏi lựa chọn
- Câu hỏi đuôi
Một số điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
- Cấu trúc Enough
- Cấu trúc Suggest
- Cấu trúc Hope
- Cấu trúc Used to
- Cấu trúc Mind
- Cấu trúc Would you like
- Cách dùng As if và As though
- Cách dùng Although
- Cách dùng In spite of
- Cách sử dụng because of
- Cấu trúc So, such, too
- Cấu trúc As Well as
- Cấu trúc Not Only… But Also
- Cấu trúc would rather
- Cấu trúc Prefer
- Cấu trúc refuse
- Cấu trúc regret
- Cấu trúc stop
- Cấu trúc need
- Cấu trúc it was not until
- Cấu trúc despite
- Cấu trúc had better
- Cấu trúc unless
- Cấu trúc remember
- Cấu trúc find
- Cấu trúc when, while
- Cấu trúc as much as
- Cấu trúc must
- Cấu trúc enjoy
- Cấu trúc asked
- Cấu trúc after
- Cấu trúc advise
- Cấu trúc avoid
- Cấu trúc promise
- Cấu trúc difficult
- Cấu trúc let
- …
Một số sai lầm khi học ngữ pháp tiếng Anh
Có khi nào bạn cảm thấy chán nản với việc học tiếng Anh vì dù có học nhiều đến đâu cũng không mang lại hiệu quả. Một phần nguyên nhân đến từ việc bạn học phạm phải những sai lầm sau đây trong quá trình học ngữ pháp:
Không có lộ trình và phương pháp phù hợp
Có nhiều mục đích để học tiếng Anh như: Học để giao tiếp cơ bản, thi lấy chứng chỉ, định cư, phục vụ học tập hay công việc theo chuyên ngành,…Mỗi mục tiêu dẫn đến phương pháp học ngữ pháp khác nhau và đem lại hiệu quả riêng. Thực tế, nhiều bạn học không xác định được mục đích cụ thể để học tiếng Anh là gì?
Lúc này, việc học tiếng Anh chỉ đơn thuần là học để đối phó, học không hiệu quả vì không có mục đích sẽ khó vạch ra lộ trình, tìm kiếm tài liệu cũng như phương pháp học tập phù hợp.
Chọn sai nguồn tài liệu học tập
Số lượng sách, giáo trình dạy ngữ pháp tiếng Anh với lý thuyết, công thức, ví dụ kèm bài tập và giải đáp chi tiết được xuất hiện ngày một nhiều với đa dạng thể loại và nền tảng xã hội. Tuy nhiên, có rất nhiều tài liệu cung cấp nội dung không chính xác. Điều này dẫn đến hệ quả là bạn học sai, hiểu sai và áp dụng sai khiến bạn không thể phát triển kỹ năng này kể cả chỉ là các điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản.
Qúa đặt nặng lý thuyết
Dành quá nhiều thời gian chỉ để đọc về lý thuyết ngữ pháp từ sách vở mà không áp dụng vào Nghe – Nói – Đọc – Viết trên thực tế có thể làm bạn học trước quên sau. Ngữ pháp biến đổi linh hoạt theo từng ngữ cảnh, vì vậy chỉ chăm chăm đọc viết lý thuyết quá nhiều mà không xem xét ngữ cảnh có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc sử dụng không đúng của một cấu trúc nào đó. Điều này khiến việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế của bạn gặp khó khăn.
Phương pháp hệ thống ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Sau đây là một số phương pháp hay giúp hệ thống ngữ pháp tiếng Anh giúp người học tiếng Anh tiếp thu và vận dụng thật hiệu quả.
Xác định rõ lộ trình học ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao
Để thực hiện bất kì công việc gì, việc xác định mục tiêu rất quan trọng vì sẽ giúp định hướng và xây dựng kế hoạch chi tiết. Việc học ngữ pháp tiếng Anh cũng không ngoại lệ, trước khi bắt tay vào quá trình học bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu học tiếng Anh của bản thân, nội dung cần được học là gì để lên kế hoạch, chọn tài liệu phù hợp nhất. Không có đích đến cụ thể sẽ khiến bạn mất phương hướng, từ đó việc học tiếng Anh nói chung và ngữ pháp nói riêng đều không đem lại kết quả tốt nhất.
Sau khi biết được lộ trình học, hãy tạo một danh sách các quy tắc ngữ pháp và cấu trúc bạn cần học. Sắp xếp chúng theo thứ tự từ đơn giản đến nâng cao hoặc theo một cấu trúc logic phù hợp với người học giúp quá trình học thoải mái, không gây áp lực hay chán nản.
Hệ thống ngữ pháp tiếng Anh với việc khởi đầu với các thì trong tiếng Anh
Học tiếng Anh là cả một quá trình, đừng nôn nóng mà cố nhồi nhét tất cả các quy tắc ngữ pháp hay viết các câu phức tạp trong thời gian ngắn khi chưa thể viết hoàn chỉnh được một câu đơn chính xác. Chậm mà chắc là điều tiên quyết khi học ngoại ngữ, cần bắt đầu từ những bài học cơ bản nhất sau đó dần thay đổi độ khó theo trình độ tại mỗi thời điểm. Hãy cố gắng nằm lòng các thì trong tiếng Anh đặc biệt là những thì thường hay sử dụng (thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn,…)
Tường tận gốc rễ của từ vựng
Từ vựng và ngữ pháp gắn liền và bổ trợ quá trình học tiếng Anh của người học. Bạn không thể thiếu bất kỳ yếu tố nào nếu muốn học tốt tiếng Anh. Vậy nên, khi học từ vựng thay vì chỉ chú ý vào nghĩa của từ đó bạn cần đi sâu tường tận vào gốc rễ để hiểu rõ hơn về từ loại và tham khảo ví dụ cụ thể. Việc học này sẽ giúp bạn nắm vững và hệ thống được điểm ngữ pháp về từ loại cơ bản khi học.
Học từ nguồn tài liệu chuẩn xác
Tài liệu uy tín là một nguồn quan trọng để học ngữ pháp. Giai đoạn mới bắt đầu, bạn hãy chọn sách giáo trình, tài liệu điện tử hoặc khóa học ngữ pháp uy tín để củng cố kiến thức nền tảng. Hãy chọn tài liệu học tập phù hợp với trình độ của bạn và tuân thủ lộ trình học tập trong đó.
Bên cạnh các loại sách hay giáo trình, Internet phát triển cung cấp nhiều tài liệu, bài giảng, video học và bài tập ngữ pháp miễn phí. Tham khảo bài học ngữ pháp từ các trang web uy tín như Tiếng Anh Nghe Nói, Duolingo, Grammarly hoặc Coursera để tìm kiếm tài liệu học tốt nhất.
Lưu ý rằng, bạn cần tham khảo những tài liệu, giáo trình đã được kiểm duyệt về nội dung và chất lượng. Đặc biệt nên chọn những nguồn học được review từ những người thân xung quanh áp dụng và thành công.
Tuân thủ ngữ pháp theo 3 mức: Từ – Câu – Đoạn
Để hệ thống ngữ pháp tiếng Anh logic cần phải hiểu và tuân thủ 3 mức ngữ pháp căn bản theo thứ tự Từ – Câu – Đoạn.
Đầu tiên là mức ngữ pháp về từ: Bạn học phải tìm hiểu và nắm rõ các loại từ, cách phân loại và sử dụng cũng như thứ tự trong câu như danh từ, đại từ, tính từ đến động từ, giới từ và trạng từ.
Tiếp theo là mức ngữ pháp về câu bạn cần lưu ý về:
– Cấu trúc của một câu đơn giản.
– Sử dụng các từ liên quan đến chủ đề một cách chuẩn xác.
– Học cách ghép câu, nên hiểu rõ loại câu “nếu – thì” trong tiếng Anh.
– Nắm rõ các mệnh đề để tạo thành câu phức.
– Lưu ý đến chính tả, dấu câu sử dụng cho hợp lý.
Cuối cùng là mức ngữ pháp về đoạn: Một đoạn văn thường có 3 đến 7 câu. Sau khi biết cách vận dụng ngữ pháp của từ và câu, hãy liên kết cấu trúc trong các câu và làm sao các câu ấy nhất quán theo một mạch văn nhất định.
Chăm chỉ ôn luyện ngữ pháp đều đặn
Học ngữ pháp là một quá trình liên tục, dành thời gian hàng ngày để luyện tập và cải thiện để nâng cao trình độ của bản thân. Khi học ngữ pháp bạn hãy ghi chép về các quy tắc và ví dụ để dễ hiểu và dễ ôn lại bài học. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đánh giá tiến bộ của bạn và xác định những điểm yếu cần cải thiện.
Rèn luyện mỗi ngày bằng cách chăm chỉ làm bài tập ngữ pháp từ sách giáo trình, ứng dụng học tập, hoặc trang web ngữ pháp trực tuyến để áp dụng kiến thức của bạn. Cách học này sẽ đảm bảo bạn hiểu và nhớ lâu bài học.
Kết hợp kiến thức vào thực hành Nghe – Nói – Đọc – Viết
Ngữ pháp luôn là rào cản của người học trong quá trình học ngôn ngữ. Với cách học truyền thống bạn sẽ phải học rất nhiều công thức nhưng nếu không áp dụng thì sẽ lãng quên ngay. Chính vì vậy, kết hợp kiến thức vào thực hành Nghe – Nói – Đọc – Viết rất cần thiết.
Song song với lý thuyết bạn nên tự tạo tình huống và đặt thật nhiều câu liên quan đến cấu trúc đang học sau đó luyện nói các thật nhiều với câu ngữ pháp mình đã lập được. Từ đó, sẽ tạo thành thói quen và bạn giao tiếp tiếng Anh lưu loát mà không lo lắng sai ngữ pháp. Ai cũng có sai sót vậy nên bạn đừng quá lo lắng và trở nên rụt rè chỉ vì nói sai ngữ pháp. Nhận ra lỗi sai, rút kinh nghiệm và sửa chữa có tác dụng giúp in sâu bài học đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình học tiếng Anh cho bản thân.
Hãy tạo thêm nhiều thời gian đưa lý thuyết vào thực tế bằng việc đọc sách, báo, bài viết, và nghe các bài diễn thuyết tiếng Anh để thấy cách ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể.
Đừng để kiến thức mình tiếp thu chỉ là lý thuyết suông, không có giá trị. Theo dõi phim, video hướng dẫn hoặc podcast bằng tiếng Anh đều đặn sẽ giúp cải thiện khả năng nghe và làm quen dần dần với cách sử dụng ngữ pháp cũng như tích lũy vốn từ và rèn luyện phát âm.
Hiệu quả nhất đó là tìm kiếm thật nhiều cơ hội tham gia vào các cuộc trò chuyện hoặc lớp học với người Bản Xứ. Thực hành là phương pháp lý tưởng cho việc tiếp thu ngữ pháp theo cách tự nhiên. Đây là cơ hội để người học biết cách hệ thống ngữ pháp tiếng Anh và được chỉnh sử trực tiếp từ những người am hiểu rõ ràng với một trong những ngôn ngữ phổ biến thế giới.
Trên đây là cách hệ thống ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao đầy đủ mà bạn học cần phải nắm rõ. Để đạt kết quả tốt nhất đừng quên ôn luyện đều đặn kết hợp làm bài tập mỗi ngày để hiểu sâu hơn về các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh.
Nếu các bạn quan tâm đến các khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp tập trung Nghe & Nói với 100% GIÁO VIÊN BẢN XỨ ANH/ÚC/MỸ/CANADA giàu kinh nghiệm, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây: